1. Tem UK là gì
Vương Quốc Anh là 1 trong những thị trường khó tính nhất thế giới. Họ khó tính từ cọng rau, miếng thịt, hộp sữa cho tới cigar hay là rượu, cứ không đạt tiêu chuẩn là auto họ sẽ phàn nàn ngay. Vậy nên các sản phẩm để mà vào được thị trường UK phải được kiểm định vô cùng khắt khe, đồng nghĩa với việc mọi người nghĩ rằng chất lượng sẽ cao hơn. Và thế là các chai rượu có dán tem UK được mặc định là chất lượng cao hơn.
Tem UK, viết tắt của “United Kingdom” (Vương quốc Anh), là một quy định được thiết lập để xác định nguồn gốc và thuế thu nhập từ việc bán rượu trong Vương quốc Anh. Quy định này có hiệu lực từ ngày 22 tháng 2 năm 2006 và được gọi là Quy định về tem thuế 2006.
Thuế rượu ở UK áp các khung khác nhau dựa theo nồng độ rượu, nồng độ càng cao thì thuế càng cao. Nên đã tạo ra 1 vấn nạn ngày xưa đó là rượu nặng nhưng lại khai báo là rượu nồng độ cồn thấp và thế là tem thuế này ra đời để xử lý vấn đề
2.Tại sao lại dán tem UK lên chai rượu?
Tất cả các loại rượu mạnh có độ mạnh từ 30% ABV trở lên và dung tích từ 35cl trở lên, được bán tại thị trường Vương quốc Anh, đều phải dán Tem thanh toán thuế của Vương quốc Anh. Điều này là để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định thuế về rượu trong quốc gia này.
Những con tem này sẽ phát huỳnh quang khi chiếu tia cực tím vào chúng. Chúng thường phát huỳnh quang màu vàng nhưng chắc chắn không phát sáng màu xanh lam hoặc tím, nếu có thì rất có thể chúng là hàng giả.
Tem UK giả (bên trái) và Tem UK thật (bên phải)
Tem UK được dán trên chai rượu Anh có 2 loại chính là: Type A và Type B.
Type A
Tuye A là loại tem rời, có định dạng theo cấu trúc Xyyyyyyyyy, trong đó X là chữ cái biểu thị phân loại sản phẩm và y là chữ số. Các phân loại phổ biến của X là:
- W – Rượu Whisky
- G – Rượu Gin
- V – Rượu Vodka
- R – Rượu Rum
- B – Rượu mạnh (Brandy, Cognac)
- P – Các loại rượu khác
Ví dụ: W500089785 là tem loại A của rượu Whisky (W) với mã số 500089785.
Type B
Type B là loại tem in chìm ở nhãn sau, được thiết kế dựa trên thông tin của nhà sản xuất và nhà cung cấp kinh doanh. Có định dạng chung là Xxxxxxxxxxxx, trong đó X ở type B không quy định phân loại như ở type A.
3. Từ ngày 1/5/2025 tem UK sẽ biến mất vĩnh viễn khỏi trái đất.
Chính xác là tem rời loại bỏ hoàn toàn còn tem liền (in lên nhãn chai) các nhà sản xuất vẫn có thời gian dài để thay đổi dần.
Cũng giống như Nhà nước chúng ta tinh giản bộ máy thì bên UK cũng áp dụng tương tự, việc duy trì tem UK quá tốn kém trong khâu quản lý cho cả cán bộ lẫn những nhà chưng cất. Việc bãi bỏ tem UK không phải cho vui mà thực sự nhà nước UK đã tiết kiệm được 6,9 triệu bảng (227 tỷ đồng) qua việc cắt giảm chi phí của 3500 doanh nghiệp sản xuất rượu.
Nếu bạn để ý kỹ thì những chai được đóng trước năm 2006 như chai Macallan 1965 hay 1982 này không hề có tem UK. Đây cũng là 1 trong những lầm tưởng của những người chơi rượu khi cứ nghĩ rằng rượu của UK thì phải có tem UK. Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Bên cạnh đó có những lô rượu được đóng chai trước năm 2006 (trước khi bộ luật dán tem UK thi hành) thì nó đã xuất khẩu ra nước ngoài. Nhưng vì lý do nào đó mà nó lại được tái nhập thì bắt buộc phải dán tem trước khi được bày bán trở lại.
Tem UK không chỉ là một phần thiết yếu trên nhãn chai rượu, mà còn là một công cụ bảo vệ người tiêu dùng khỏi hàng giả và bất hợp pháp.
Hiểu rõ về Tem UK sẽ giúp bạn đánh giá và lựa chọn rượu chất lượng từ Anh Quốc một cách tự tin và an toàn.
Leave a Reply